Ảnh hưởng sự thay đổi công thức lên tính chất vật lý của mút
Phần này chúng ta sẽ thảo luận về ảnh hưởng của sự thay đổi thành phần hóa học lên tính chất vật lý của mút.
Ảnh hưởng của mức độ thổi (thổi bọt khí) lên tỷ trọng
Tỷ trọng của mút được xác định bằng lượng chất trợ nở có mặt trong công thức đổ mút. Sau nữa nó được xác định bằng tỷ lệ thổi (blow index) là số tỷ lượng của phần nước theo 100 phần polyol.
Có tồn tại mối liên hệ mang tính kinh nghiệm giữa hiệu xuất thổi của nước và của trichlorofluoromethane (TCFM) và với dichloromethane (hay methylene chloride, MEC);
1 phần của nước = 10 phần TCFM = 9 phần MEC
Liên hệ này hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện xung quanh và thực hiện trên máy đổ mút ổn định nhiệt hóa chất tốt. Có sự khác biệt lớn so với ở các nước nhiệt đới và những nơi có độ cao lớn so với mặt nước biển.
Dựa vào mối liên hệ của hiệu xuất thổi, tỷ lệ thổi có thể được xác định như sau:
Tỷ lệ thổi (Blow index) = phần nước theo 100 phần polyol (pphp water) + pphp TCFM/10 + pphp MEC/9
Nói chung, tỷ lệ thổi càng cao, tỷ trọng của mút càng thấp. ở tỷ những tỷ lệ thổi rất cao, sự giảm tỷ trọng không nhiều. Xem thêm biểu đồ về tỷ lệ thổi và tỷ trọng của mút trong hình trên.
Ảnh hưởng của kiểu chất trợ nở (chất thổi bọt) lên độ cứng của mút
Khi tăng lượng nước trong công thức sẽ làm tăng lượng phản ứng tạo nhóm urea, do đó làm tăng độ cứng của mút. Đồng thời tỷ trọng của mút sẽ giảm và kiến trúc tế bảo mút nhỏ và yếu hơn do đó làm giảm khả năng chịu tải trọng.
Biểu đồ mô tả ảnh hưởng của nước lên độ cứng:
Nước ở những mức độ thấp, khi thay đổi lượng nhỏ trong công thức cũng làm ảnh hưởng lớn đến độ cứng.
Tác nhân thổi vật lý (trợ nở vật lý) như là TCFM và MEC (hiện nay hay dùng 141b1,1-dichloro-1-fluoroethane) không phản ứng với isocyanate để tạo ra nhóm ure. Khi tăng lượng chất trợ nở vật lý thường dẫn đến kết quả là làm giảm độ cứng của mút. Xem minh họa trong biểu đồ dưới đây:
Ảnh hưởng tỷ lệ isocyanate lên độ cứng của mút
Với tỷ lệ isocyanate khác nhau trong công thức mút sẽ độ cứng khác nhau.
Trong sản xuất mút khối mềm, tỷ lệ isocyanate trong khoảng 105 đến 115 trong vòng khoảng đó đố cứng của mút có thể điều chỉnh an toàn và nhanh chóng. Nói chung, mút trở nên cứng hơn khi tỷ lệ isocyanate tăng. Tuy nhiên, đến điểm tới hạn độ cứng không tăng đáng kể nhưng những tính chất vật lý như là độ dãn, sức căng và sức đàn hồi trở nên rất tệ hại.
Trong mút mềm đổ khuôn, tỷ lệ isocyanate thường rơi vào khoảng 85 – 110 cho cả đổ khuôn nóng lẫn khuôn lạnh.
Các yếu tố vật lý
1. Kiểu máy đổ mút
2. Định chuẩn (khả năng định chuẩn của máy)
3. Số lượng dòng hóa chất và nhiệt độ
4. Thiết kế đầu trộn
5. Thiết kế cánh khuấy và tốc độ khuấy (đối với máy áp thấp)
6. Khí bơm vào
7. Thiết kế nozzle pha chế
8. Độ nghiêng băng tải và tốc độ (đối với mút khối)
9. Tốc độ chạy ngang (đối với mút khối, roof)
10. Nhiệt độ khuôn (mút đổ khuôn)
11. Nhiệt độ xung quanh, áp suất và độ ẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét