Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Panel Cách Nhiệt PU

Được sản xuất trên dây chuyền khuôn ép kín với máy phun tự động áp suất siêu cao, công nghệ mới nhất của Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Foam cách nhiệt polyurethane :
Tỷ trọng (Density)     : 40 - 43kg/m3
Hệ số truyền nhiệt (theo tiêu chuẩn Đức DIN 52612-1):
           = 0.022 W/m.K (đối với foam polyurethane phun bằng máy phun áp lực cao).
           = 0.029 W/m.K (đối với foam polyurethane phun bằng máy phun áp lực thấp).
Hệ số chống cháy                                               : B2 (tiêu chuẩn Đức về vật liệu sử dụng trong xây dựng DIN 4102-1)                          
Hệ số cách âm                                                    : R’W  > 26dB
Nhiệt độ làm việc tối ưu                                      : -60oC đến +85oC.

Vật Liệu Phủ Ngoài :
 Tole mạ kẽm dày 0.5mm, phủ sơn polyester có băng keo chống trầy xước nhập khẩu từ Korea.
 Vật liệu phủ ngoài không tiêu chuẩn: Tole mạ kẽm phủ sơn polyester, Inox SUS 304, nhôm, tole mạ kẽm không sơn, plastic, composit… có chiều dày từ 0.4mm đến 2mm tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, panel cách nhiệt polyurethane của Công ty TNHH Kỹ thuật Cơ nhiệt Vinh Quang đảm bảo độ cách nhiệt cao, độ bọt đều và mịn, tỷ trọng phân bố đều trên toàn bộ thể tích panel. Ngoài ra, với công nghệ phun áp suất cao, các chỉ tiêu về độ bền nén, kéo của panel được tăng lên.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Hướng dẫn sử dụng máy phun trộn foam pu

1. Các qui định về an toàn:

+ Chỉ những người đã hiểu về nguyên lý cấu tạo của máy và đã được hướng dẫn cụ thể về qui trình hoạt động của máy mới được phép sửdụng, vận hành máy.
+ Người sử dụng máy phải được trang bị đầy đủ các điều kiện về phònghộ cho công việc liên quan đến sử dụng loại nguyên liệu đặc thù, đối với những người dể bị dị ứng với nguyên liệu này thì không nên tham gia vận hành máy. Khi yêu cầu công việc phải vận hành phun liên tục thì cần phải có mặt nạ nối đường dưỡng khí riêng
+ Đối với nguyên liệu có tính đặc thù này cần phải hết sức thận trọng, không được lẫn lộn phải có kí hiệu phân biệt rõ ràng, yêu cầu nhà cungcấp cấp đúng chủng loại POL (A) theo mục đích sử dụng ( các tham số về độ nở tự do/ M3, thời gian phản ứng ( Cream time ), thời gian tạo thớ (Gen time ).
+ Đối với máy không được tùy tiện điều chỉnh các tham số về áp lực, nhiệt độ vượt quá danh định đã ghi trong tài liệu. Cần chú ý, quan sát tình trạng,chấn lượng các đường ống dẫn nạp khí,nguyên liệu nếu thấy có hiện tượng rò rĩ, phồng rộp thì phải khắc phục, sửa chữa, thay thế ngạy.
+ Khi vận hành máy các thao tác cần phải chính xác đúng thứ tự.


  2/ Vận hành máy:

+ Kiểm tra thiết lập trạng thái ban đầu của máy chuẩn bị vào hoạtđộng:
 - Đặt máy trên nền mặt phẳng, hướng đường ống dẫn nguyên liệu đến súng phun về phía trước mặt
máy.
- Khóa khí trên máy ở vị trí “ đóng”, nối đường cấp khí đến máy , áp lực khí trên đồng hồ chỉ
không nhỏ hơn 8Kg/ Cm2 và phải đảm duy trì ở mức trung bình > 7 Kg/Cm2 trong suốt quá trình phun.


- Toàn bộ các khóa khí và khóa ( van ) nguyên liệu trên thân máy,trên súng phun ở vị trí “ đóng “
- Kiểm tra, bổ xung nguyên liệu trong thùng chứa chất A ( POLYOL- màu sáng trong suốt ), B (ISOCYANATE - màu nâu đen trong suốt ), -- >> Mở nắp thùng, kiểm tra bề mặt lưới cốc lọc thô trong thùng, loại bỏ, làm sạch cặn bẩn, lớp ván trên bề mặttrước khi nạp bổ xung. Nguyên liệu sử dụng trong các thùng phải được đảm bảo rằng đangtrong thời hạn sử dụng, các chỉ tiêu lý hóa phù hợp cho mục đích tạo ra sản phẩm đã định . Mức A, B cần phải đồng đều , thông thường mức cho B > A 1,2 lần/ cho lần nạp vào thùng.Đậy nắp thùng đồng thời vặn xiết đều các Bulon đảm bảo độ kín tuyệt đối với không khí

Công nghệ Polyurethane

Hóa chất tổng hợp Polyurethane 


Monomer chính để tổng hợp Polyurethane: 
Polyurethane hình thanh do phản ứng giữa isocyanates và polyol. 
Isocyanate: Trong thương mại có những loại isocyanates phổ biến sau: 

TDI: toluenediisocyanate 
MDI: diphenylmethane diisocyanate 
NDI: naphthalene diisocyanate 
HDI : aliphatic isocyanate is hexamethylene diisocyanate 
IPDI: isophorone diisocyanate 
HMDI : hydrogenated MDI 
Một số loại triisocyanates, như là triphenylmethane triisocyanate, dùng trong sơn và keo. 

Trên thị trường dùng phổ biến nhất là TDI và MDI: 
TDI trên thị trường sử dụng là hỗn hợp của hai đồng phân: 2,4-TDI và 2,6-TDI với tỷ lệ 80:20 (gọi là TDI 80) hay 65:35 (TDI 65). 

tdi 

TDI là dạng lỏng ở nhiệt độ phòng, chủ yếu sử dụng cho mút mềm (flexible foam: làm nệm, ghế..) 

MDI tinh khiết là dạng rắn ở nhiệt độ phòng (điểm chảy 39,5oC). 

mdi 

Trong quá trình sản xuất MDI thường hình thành hỗn hợp đồng phân nên thường gọi là MDI thô. 
MDI thô sử dụng chủ yếu để tạo mút cứng (rigid foam) và một phần cho mút mềm. Trong khi MDI tinh khiết dùng tạo những vật liệu đàn hồi (thermoplastic elastomer: bánh xe, gioăng phớt…) 

Vật liệu PU đàn hồi còn được làm từ paraphenylene diisocyanates rất hoàn hảo. Tuy nhiên nguyên liệu này được sử dụng khá hạn chế do giá thành rất cao. 

para 

Polyol: Là các oligomer hay các polymer chứa ít nhất hai nhóm hydroxyl (-OH). 
Các loại polyol được dùng phổ biến: 
PPO: polypropylene oxide, hay còn gọi là PPG (polypropylene glycols, polyethylene glycols) 
PTHF: polytetrahydrofurane 
……… 

Xúc tác: Xúc tác thường là các loại amin, muối thiếc… Có loại xúc tác làm nhanh, cũng có loại dùng để điều chỉnh chậm phản ứng đối với mút đổ khuôn. 

Qúa trình tạo Polyurethane 


Mút và dạng pu đàn hồi (elastomer) được làm từ những thành phần lỏng. Do đó phần quan trọng trong quá trình tạo polyurethane đó là thiết bị khuấy trộn. Thiết bị này gồm có các thùng chứa, bộ chỉnh lưu lượng và đầu trộn. 
Qúa trình của mút đổ khuôn hay elastomer bao gồm bơm các thành phần ở tỷ lệ cho trước (metering) lên đầu trộn, ở đây chúng sẽ được trộn đều với nhau và đổ vào khuôn hoặc băng tải (sản xuất mút khối mềm). Chất lỏng polyol có độ nhớt cao hơn, có thể lên đến 20 000mPas (cP). Trái tim của hệ thống là đầu trộn. Cơ bản hiện nay có hai loại đầu trộn: đầu trộn áp suất cao và đầu trộn áp suất thấp. Đầu trộn áp thấp khuấy các thành phần hóa chất bằng cơ học (dùng cánh khuấy). Ưu điểm của thiết bị này là giá thành thấp hơn. Thiết bị thường được dùng cho những sản phẩm nhỏ, ngoài ra thiết bị còn cho phép khoảng độ nhớt của hóa chất khá rộng. Kết thúc quá trình phun, cần phải sử dụng dung môi để rửa đầu trộn. Nếu độ nhớt của polyol sử dụng không lớn hơn 2000mPas khi đó có thể sử dụng thiết bị áp suất cao với công nghệ “khuấy trộn va chạm” (impingement mixing). Tất nhiên độ nhớt có thể điều chỉnh được bằng nhiệt độ. Với thiết bị áp suất cao này, hai hay nhiều thành phần được bơm vào buồng trộn ở tốc độ cao, ở đó chúng va chạm hỗn loạn vào nhau. Ưu điểm của thiết bị này là chúng cho phép định chuẩn (tỷ lệ phối trộn) chính xác, quá trình thực hiện rất nhanh, giảm thiểu hao phí và không cần dùng dung môi rửa sau khi phun. Hiên nay thiết bị áp suất cao đang thống lĩnh thị trường.

 Các công nghệ khuấy trộn polyurethane:



Cách trộn Polyurethane bằng tay: 


Về nguyên tắc hoàn toàn có thể khuấy trộn tạo polyurethanes bằng tay (dùng một mô tơ nhỏ (máy khoan) gắn thêm cánh khuấy vừa phải trên đầu để trộn cho đều). Cách làm rất đơn giản, cân chính xác hai hóa chất, polyol (màu trắng sữa) và isocyanate (màu đỏ) vào hai cái ca nhỏ theo đúng tỷ lệ mong muốn (ví dụ mút cứng tỷ lệ I:/P 1:1 hay 1,2:1; mút mềm I:P khoảng 50:100 – 80/100 tùy vào hóa chất cho phép). Dùng mô tơ nhúng khuấy vào ca đựng polyol sau đó đổ isocyanate vào. Khuấy đều khoảng 3-4 giây rồi đổ vào khuôn, dùng cái muỗng lớn để vét nhanh lượng hóa chất dính trong ca vào khuôn, đóng nhanh nắp khuôn trước khi quá trình nở mút xảy ra (đóng nắp khi hóa chất còn lỏng, sệt) 

Tùy hóa chất mà có thể mở khuôn nhanh hay chậm, thông thường cho mút mềm khoảng 8 – 10 phút. 

Trên đây là cách đổ tay cho vào khuôn kín. Trường hợp đổ mút khối cách làm cũng tương tự, nhưng do lượng hóa chất nhiều hơn nên thay vì dùng ca phải dùng xô lớn để trộn hóa chất, chất xúc tác, chất trợ nở (Blow agent) và đôi khi trộn thêm cả bột đá. Sau khi trộn đều polyurethane được đổ vào khuôn hở (không có nắp, đôi khi dùng tấp gỗ ép đặt lên mặt để khối mút đều), cho Ưu nhược điểm của cách làm này: 

Khuấy tay phù hợp cho quy mô sản xuất nhỏ lẻ, ko chú ý đến thương hiệu và chất lượng do chất lượng mút không cao, và chấp nhận thất thoát hóa chất lớn do bị dính, do trộn không đều và khả năng sản phẩm bị hư lớn do mút co rút, mút bị kéo không có khả năng cách nhiệt (mút cứng) không có khả năng đàn hồi (mút mềm). 

Với quy mô sản xuất hàng loạt thì đầu tư một máy khuấy trộn là tốt nhất, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa tiết kiệm nguyên liệu và đảm bảo ít xảy ra sản phẩm lỗi. Đôi khi hóa chất tiết kiệm 1 năm bằng giá trị đầu tư vài cái máy, chưa tính tới sản phẩm chất lượng được ưa chuộng nhờ trộn bằng máy, đem lại nhiều hợp đồng giá trị kinh tế lớn, cạnh tranh với các đối thủ.

Khuấy trộn PU bằng máy: 

- Máy áp thấp: 


Máy áp suất thấp, bơm hóa chất polyol và isocyanate ở áp suất thấp lên đầu trộn, dùng cánh khuấy để khuấy trộn hóa chất. Sau khi phun xong phải dùng nước rửa (MC-Methylclorua) để rửa cánh khuấy. Tất cả những thao tác đó, đối với một máy tốt chỉ là những nút bấm và bạn chỉ phải nhẹ nhàng bấm một vài nút trên bảng điều khiển để máy tự làm tất cả. 

Một thiết bị phun xốp áp thấp tốt phải đáp ứng những yêu cầu tối quan trọng sau: 

- Đầu trộn tốt, giúp khuấy trộn đều hóa chất cho ra mút (foam) tốt, các tế bào mút đều trên toàn bộ sản phẩm mút. 

- Hệ thống bơm tốt, giúp đảm bảo bơm định lượng đúng tỷ lệ hóa chất I:P đã đặt, ngoài ra nó còn giúp bơm đúng lượng hóa chất cần cho sản phẩm sau cùng. Bơm ít bị hỏng hóc, bảo trì. 

- Hệ thống điều khiển dễ dàng, giúp thao tác vận hành nhanh chóng, cài đặt các thông số đơn giản. 

Ngoài các yếu tố trên thì một máy phun ấp thấp cao cấp thường dùng bộ điều khiển cảm ứng, máy có thể điều chỉnh nhiệt độ hóa chất tùy theo mỗi loại hóa chất yêu cầu. Có khả năng thông báo các lỗi hay gặp phải (ví dụ hết hóa chất, hết nước rửa hay các lỗi khác mà một máy bình thường không thể báo) giúp quá trình sản xuất an toàn, hiệu quả. 

Máy áp thấp tốt cho phép đặt nhiều tỷ lệ hóa chất khác nhau, cho ra loại mút cứng (rigid) hay mềm (flexible) hay bán cứng (semirigid) hoặc dạng đàn hồi (elastomer) tùy theo ứng dụng. 

Ưu nhược điểm: 

Ưu điểm của thiết bị áp thấp là cho phép đặt được nhiều tỷ lệ hóa chất khác nhau cho nhiều ứng khác nhau. Đổ đúng lượng hóa chất cần dùng cho từng sản phẩm (ví dụ cần đổ 8 kg hóa chất cho sản phẩm nào đó thì chỉ cần đặt và nhấn nút máy sẽ đổ ra đúng số kg đó, rất nhanh chóng, đảm bảo mút nở đều)… 

Mút đều tốt do khuấy trộn tốt. 

Nhược điểm là phải dùng nước rửa MC sau khi phun xốp. 

Máy phun áp cao (loại chỉ phun tỷ lệ 1:1 cho ra mút cứng): 

Loại máy này còn gọi là máy spray (giống kiểu phun sơn), là dòng máy di động, có thể kéo đến các công trình xa. Máy phun bằng áp suất cao, tức là hóa chất được bơm ở áp suất cao lên đầu trộn, tại đó chúng va chạm với nhau ở áp suất cao (trộn kiểu va chạm) rồi phun thẳng vào sản phẩm cần đổ xốp. 

Ưu nhược điểm: 

Máy khuấy trộn đều, cho sản phẩm mút tốt. không cần dùng nước rửa MC sau khi phun. 

Máy không cho phép đặt nhiều tỷ lệ mà chỉ chuyên cho sản xuất mút cứng cách âm cách nhiệt. 

Không cho phép đặt định lượng cho từng sản phẩm mà dựa trên lưu lượng ra, người sử dụng tính toán thời gian để ngưng phun khi thấy đã đủ xốp cho sản phẩm (ví dụ máy lưu lượng 9kg/phút, nếu phun sản phẩm bao nhiêu kg thì theo đó mà tính thời gian phun). 

Công suất của máy thường giới hạn, phù hợp cho phun vách tàu, container lạnh hay phun các sản phẩm nhỏ.

Máy phun xốp áp cao (cao cấp) (khuấy trộn bằng áp suất cao): 

Dòng máy áp cao, bơm hóa chất ở áp suất cao lên buồng trộn, tại đó hóa chất khuấy trộn va chạm và phun thẳng vào sản phẩm. Tùy theo ứng dụng mà đầu trộn có dạng thiết kế phù hợp để hóa chất phun ra mạnh hay nhẹ nhàng (Ví dụ phun panel cần đầu trộn phun mạnh, nhưng phun những sản phẩm nhỏ như yên xe thì cần đầu phun nhẹ.) 

Dòng máy này cho phép đặt tỷ lệ hóa chất theo ý muốn để cho ra mút cứng hay mềm, dạng đàn hồi hay bán cứng tùy ứng dụng. 

Ưu nhược điểm: 

Đây là dòng máy khuấy trộn hoàn hảo nhất, cho phép định lượng chính xác gần như tuyệt đối. Phù hợp cho sản xuất các sản phẩm đòi hỏi độ hoàn hảo, chính xác cao. Tiết kiệm hóa chất. 

Sau khi phun, máy không cần dùng nước rửa nên rất thân thiện môi trường. 

Nhược điểm duy nhất đó là giá thành đầu tư cao hơn so với các loại máy khác.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Keo PU trương nở ( Polyurethane Foam)

MÔ TẢ SẢN PHẨM
TC-668 là một thành phần kỵ nước và gia cố đất vữa xi măng dựa trên kết nối MDI (methylene-diphenyl isocyanate) polyurethane.
Khi tiếp xúc với nước, TC-668 phản ứng tạo bọt, mở rộng khối lượng của nó lên đến 33 lần. Vật liệu chữa trị là bán linh hoạt và khối lượng không đổi. Kể từ khi nước không phải là một thành phần của cấu trúc xốp, về cơ bản vật liệu không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc khô, vật liệu phản ứng không thu nhỏ hayphồng lên.
  ĐẶC ĐIỂM
Tỷ lệ co cứng là thấp nhất trong lĩnh vực này. Bằng cách sử dụng lượng nhỏ chất phụ gia đặc biệt được phát minh bởi nhóm nghiên cứu của chúng tôi, bọt cứng sẽ không bị phân hủy trong nước. Kể từ khi nó hình thành bọt kín di động với mật độ cao, nước và độ ẩm có thể xâm nhập vào nó.
Keo TC-668 dễ dàng loại bỏ các chất rắn và ngăn nước thoát ra tại vết nứt. Vì TC-668 có độ nhớt thấp, nên rất dễ dàng để tiêm/bơm
       MỤC ĐÍCH
Sửa chữa, ngăn nước rò rỉ từ các vết nứt của tất cả các kết cấu bê tông.
   ỨNG DỤNG
Thông thường TC-668 có thể được áp dụng để chống thấm nước cho các vết nứt và phần chung của kết cấu bê tông nơi dao động gây rò rỉ nước. TC-668 cũng được áp dụng vào nơi độ ẩm và khô được trộn lẫn, sản phẩm này có thể được ứng dụng vào các lĩnh vực sau đây:
o  Ngăn rò rỉ phần trong của tầng hầm và kết cấu bê tông ngầm.
o Chống thấm phần rò rỉ của các cấu trúc bê tông bị nứt/gãy bởi sự rung động.
o Ngăn ngừa sự rò rỉ nước từ các vết nứt của bê tông.
o  Ngăn nước rò rỉ ở nơi mà độ ẩm và khô được trộn lẫn với nhau.
   THÔNG SỐ




CHI TIẾT SẢN PHẨM TC-668









Phân loại



Giá trị






Ngoại vi

Chất lỏng trong suốt màu nâu





Tỷ lệ trộn


1 thành phần






Độ nhớt



260±50







Tỷ trọng


1.14±0.05






Cường độ kéo (N/mm2)



>=1.4







Tỷ lệ co giãn



>=30%







Trọng lượng tịnh



18kg






Tỷ lệ trương nở



3300%






DỮ LIỆU PHẢN ỨNG TRÊN NHIỆT ĐỘ KHÁC NHAU






Nhiệt độ
5oC
15oC

25oC

30oC


Bắt đầu tạo bọt (giây)
50
27

19

15



Kết thúc tạo bọt (giây)
320
245

208

67



Tỷ lệ phần trăm tạo bọt
2800
3300

3500

1700




Độ nhớt
900
450

275

210





ỨNG DỤNG              
1)   Kim bơm keo: được thiết kế đặc biệt để chịu áp lực cao. Keo bơm sẽ không chảy ngược và sản phẩm này cũng được thiết kế đặc biệt không bị rò rỉ keo xung quanh kim bơm nhằm tăng độ ổn định và chất lượng sản phẩm.
2)   Máy bơm keo TC-500/TC-600:  Đây là 1 loại thiết bị bơm áp suất cao được sản xuất đặc biệt để bơm vào nơi có sự rò rỉ và các vết nứt tại chỗ bằng cách sử dụng polyurethane và epoxy.
o   Bước 1: Vệ sinh bề mặt sạch không còn dính bụi bẩn làm tăng tối đa hiệu quả của vật liệu.
o   Bước 2: Khoan lỗ để sản phẩm được bơm vào sâu trong khe nứt nên hướng về phía đường nứt và khoan lỗ với góc nghiêng 45 độ, khoảng cách giữa các lỗ
thông thường từ 15cm – 25cm.
o  Bước 3: Vệ sinh các lỗ vừa khoan bằng cách dùng nước sạch hoặc máy thổi bụi. Trường hợp những bức tường dày hoặc quá khô, có thể bơm nước sạch vào trong các khe nứt trước khi bơm TC-668 nhằm đạt hiệu quả tốt hơn.
o  Bước 4: Đặt đầu kim vào trong lỗ đã được khoan và cho đầu kim nằm dưới bề mặt bê tông. Nếu đầu kim không thể đặt sát vào trong lỗ, dùng thiết bị vặn đai ốc ấn chặt đầu kim vào, càng chặt càng tốt, để chất chống thấm không bị tràn ra ngoài.
o      Bước 5: Sau khi cài đặt đầu kim xong, dùng máy bơm áp lực cao bơm TC-668 vào cho đến khi thấy TC-668 tràn ra bề mặt thì ngưng.
o      Bước 6: Sau khi thi công hoàn tất, nên vệ sinh phạm vi thi công cho sạch sẽ, sau đó tháo bỏ các đầu kim, sử dụng chất trám trét để đắp vá các lỗ trống đã khoan cho hoàn chỉnh.
VỆ SINH
Tất cả các trang thiết bị và các công cụ được sử dụng cho hoạt động này nên được làm sạch sau khi kết thúc công việc. Chất tẩy rửa như M.E.K, Acetone, Xylene, Toluene… nên được sử dụng khi làm sạch.
            AN TOÀN
Đeo găng tay chống thấm, kính bảo hộ và dùng kem chống nhiễm trùng da khi thi công. Trong trường hợp bị văng vào mắt, rửa ngay bằng nhiều nước sạch và tìm đến sự trợ giúp của y tế nếu bị tổn thương nặng. Khi bị dính lên da, nên tẩy rửa ngay trước khi tiến hành chữa trị. Rửa sạch bằng chất tẩy chuyên dùng, nhiều xà phòng và nước sạch. Không nên sử dụng chất dung môi để tẩy rửa. Bảo đảm sự lưu thông thoáng khí trong môi trường thi công khi sử dụng những sản phẩm này.P
o   Lưu trữ trong khu vực mát mẻ. Thời gian lưu trữ được khoảng 12 tháng trong điều kiện đóng kín tuy nhiên nó có thể hỏng theo khu vực và điều kiện lưu trữ. Nên sử dụng càng sớm càng tốt nếu có thể.
o   Nhiệt độ lưu trữ là 10 ~ 25oC - không có độ ẩm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mút pu

Ảnh hưởng sự thay đổi công thức lên tính chất vật lý của mút

Phần này chúng ta sẽ thảo luận về ảnh hưởng của sự thay đổi thành phần hóa học lên tính chất vật lý của mút.

Ảnh hưởng của mức độ thổi (thổi bọt khí) lên tỷ trọng

Tỷ trọng của mút được xác định bằng lượng chất trợ nở có mặt trong công thức đổ mút. Sau nữa nó được xác định bằng tỷ lệ thổi (blow index) là số tỷ lượng của phần nước theo 100 phần polyol.

Có tồn tại mối liên hệ mang tính kinh nghiệm giữa hiệu xuất thổi của nước và của trichlorofluoromethane (TCFM) và với dichloromethane (hay methylene chloride, MEC);

1 phần của nước = 10 phần TCFM = 9 phần MEC


Liên hệ này hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện xung quanh và thực hiện trên máy đổ mút ổn định nhiệt hóa chất tốt. Có sự khác biệt lớn so với ở các nước nhiệt đới và những nơi có độ cao lớn so với mặt nước biển.

Dựa vào mối liên hệ của hiệu xuất thổi, tỷ lệ thổi có thể được xác định như sau:

Tỷ lệ thổi (Blow index) = phần nước theo 100 phần polyol (pphp water) + pphp TCFM/10 + pphp MEC/9

Nói chung, tỷ lệ thổi càng cao, tỷ trọng của mút càng thấp. ở tỷ những tỷ lệ thổi rất cao, sự giảm tỷ trọng không nhiều. Xem thêm biểu đồ về tỷ lệ thổi và tỷ trọng của mút trong hình trên. 

Ảnh hưởng của kiểu chất trợ nở (chất thổi bọt) lên độ cứng của mút

Khi tăng lượng nước trong công thức sẽ làm tăng lượng phản ứng tạo nhóm urea, do đó làm tăng độ cứng của mút. Đồng thời tỷ trọng của mút sẽ giảm và kiến trúc tế bảo mút nhỏ và yếu hơn do đó làm giảm khả năng chịu tải trọng.
Biểu đồ mô tả ảnh hưởng của nước lên độ cứng:


Nước ở những mức độ thấp, khi thay đổi lượng nhỏ trong công thức cũng làm ảnh hưởng lớn đến độ cứng.

Tác nhân thổi vật lý (trợ nở vật lý) như là TCFM và MEC (hiện nay hay dùng 141b1,1-dichloro-1-fluoroethane) không phản ứng với isocyanate để tạo ra nhóm ure. Khi tăng lượng chất trợ nở vật lý thường dẫn đến kết quả là làm giảm độ cứng của mút. Xem minh họa trong biểu đồ dưới đây:


Ảnh hưởng tỷ lệ isocyanate lên độ cứng của mút

Với tỷ lệ isocyanate khác nhau trong công thức mút sẽ độ cứng khác nhau.

Trong sản xuất mút khối mềm, tỷ lệ isocyanate trong khoảng 105 đến 115 trong vòng khoảng đó đố cứng của mút có thể điều chỉnh an toàn và nhanh chóng. Nói chung, mút trở nên cứng hơn khi tỷ lệ isocyanate tăng. Tuy nhiên, đến điểm tới hạn độ cứng không tăng đáng kể nhưng những tính chất vật lý như là độ dãn, sức căng và sức đàn hồi trở nên rất tệ hại.

Trong mút mềm đổ khuôn, tỷ lệ isocyanate thường rơi vào khoảng 85 – 110 cho cả đổ khuôn nóng lẫn khuôn lạnh. 

Các yếu tố vật lý
1. Kiểu máy đổ mút
2. Định chuẩn (khả năng định chuẩn của máy)
3. Số lượng dòng hóa chất và nhiệt độ
4. Thiết kế đầu trộn
5. Thiết kế cánh khuấy và tốc độ khuấy (đối với máy áp thấp)
6. Khí bơm vào
7. Thiết kế nozzle pha chế
8. Độ nghiêng băng tải và tốc độ (đối với mút khối)
9. Tốc độ chạy ngang (đối với mút khối, roof)
10. Nhiệt độ khuôn (mút đổ khuôn)
11. Nhiệt độ xung quanh, áp suất và độ ẩm